Bóng rổ môn thể thao đơn giản chiều lòng được mọi đối tượng tập luyện. Do đó bóng rổ có mặt ở mọi nơi như trường học, công viên, nhà văn hóa hay các cơ quan đơn vị có sân tập…Tuy nhiên, để người chơi bóng rổ cảm thấy thoải mái nhất và an toàn trong khi chơi, sân bóng rổ cần được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn cũng như thông số kỹ thuật theo quy định.
TIÊU CHUẨN VỀ KÍCH THƯỚC
Kích thước sân
Chiều dài 28m và chiều rộng 15m tính từ mép trong của đường biên này đến đường biên kia.
Tuy nhiên, kích thước sân có thể thay đổi tùy vào các giải thi đấu của mỗi quốc gia khác nhau, kích thước tối thiểu cần có là 26m x14m. Tại 2 giải đấu bóng rổ lớn nhất thế giới là NBA và NCAA thì kích thước sân thi đấu lớn hơn chút là 28.65m x 15.24m.
Kích thước bảng rổ
Cao, rộng: 1.8cm x 1,05cm
Thân trụ: 150cm x 150cm
Chiều cao vành rổ: từ 2,1m – 3,05m
TIÊU CHUẨN VỀ BỀ MẶT SÂN
Bề mặt sân thường là nền bê tông hoặc nền asphalt và được sơn những lớp sơn cao su chuyên dụng.
Đối với sân bóng rổ nền bê tông
Bề mặt sân làm bằng xi măng bằng phẳng, được thi công theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn quốc tế. Sân Bóng rổ độ dày tiêu chuẩn là 4mm và mặt sân cần có đủ các lớp sau:
- Lớp 1: Lớp chống thấm (không có độ dày): chống thấm nước lên bề mặt thi đấu, đảm bảo bề mặt sân không bị bong tróc, nứt gãy do ảnh hưởng của thời tiết.
- Lớp 2: Lớp đàn hồi (độ dày 2mm): làm cho bề mặt sân bê tông trở nên tương đối phẳng, tạo độ kết dính tốt cho lớp nền và các lớp tiếp theo, tạo độ đàn hồi đảm bảo cho thi đấu.
- Lớp 3: Lớp gia cường (độ dày 2mm): làm cho bề mặt sân trở nên phẳng tuyệt đối, tạo độ kết dính tốt cho lớp nền và lớp mặt sân trên cùng, tăng độ đàn hồi và kết cấu cho mặt sân.
- Lớp 4: Lớp sơn Acrylic + sơn kẻ vạch (không có độ dày): lớp này tạo nên màu sắc cho mặt sân, phân tách phạm vi thi đấu và phần viên xung quanh sân.
Quy trình thi công sơn sân bóng rổ
Bước 1: Mài nền sân bóng rổ: Mài nền bê tông bằng máy mài 3 pha, mục đích chính của công việc này là tạo được độ nhám (hay còn gọi là lớp chân rết) giúp cho hệ thống sơn sàn bám tốt hơn. Ngoài ra, công tác này còn giúp loại bỏ những mảng bám bẩn cứng đầu, các tạp chất lẫn trong bê tông, những vị trí bê tông yếu cần được xử lý , trám trét những vị trí bị hư hỏng bằng vữa xi măng chuyên dụng.
Bước 2: Sơn lót cho sân bóng rổ: Thi công sơn lót (1 lớp) đóng vai trò làm lớp trung gian liên kết giữa nền bê tông và lớp sơn, lớp vữa kế tiếp. Với lớp sơn này phải được đảm bảo phủ đều toàn bộ bề mặt sân và sơn dày hơn vớt những khu vực co ngót và có độ hút cao.
Bước 3:Tạo độ phẳng cho bề mặt nền: Thông thường, tại các sân thể thao nói chung sẽ có những bề mặt gợn sóng trong khoảng 3mm. Điều này thường gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau như: Gây đọng nước, tạo rêu mốc, làm giảm tuổi thọ sơn sàn và quan trọng hơn hết làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập, thi đấu. Chính vì vậy, đòi hỏi phải tạo mặt phẳng tương đối cho bề mặt nền bê tông bằng vữa epoxy. Sau khi thực hiện xong và lớp vữa đã khô cứng thì tiến hành xả nhám bề mặt để tạo độ bám cho lớp sơn phủ.
Bước 4: Sơn phủ cho sân bóng rổ: Thi công sơn pu lớp phủ cho sân bóng rổ bằng rulo lăn (hoặc súng phun) với 2 lớp sơn thứ tự. Đảm bảo quá trình sơn được tuân thủ theo đúng kỹ thuật từ nhà sản xuất (định mức, cách pha sơn, kỹ thuật lăn rulo, thời gian khô, màu sắc,…).
Bước 5: Sơn kẻ line sân bóng rổ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.